Khi thị trường thương mại điện tử ngày càng sôi động, Temu và Shopee dần trở thành hai nền tảng mua sắm “ăn khách” được đông đảo người tiêu dùng quan tâm. Mặc dù cả hai đều mang đến trải nghiệm mua sắm tiện lợi, nhưng Shopee và Temu có những điểm khác biệt nhất định trong cách vận hành và chính sách bán hàng. Trong bài viết, cùng Antidetect Browser Hidemyacc khám phá ra 5+ điểm khác biệt giữa hai sàn thương mại này nhé!
1. Bảng so sánh tóm tắt Temu và Shopee
Shopee đã dần trở thành cái tên quen thuộc và phổ biến đối với người dùng Việt Nam trong vài năm qua. Tuy nhiên, vào cuối tháng 10/2024, sàn thương mại điện tử Temu đã chính thức gia nhập thị trường, hứa hẹn mang đến một làn sóng mới cho ngành thương mại điện tử trong nước.
Sự xuất hiện của Temu không chỉ mang đến nhiều sự lựa chọn cho người tiêu dùng mà còn làm gia tăng mức độ cạnh tranh giữa nền tảng Temu và Shopee tại Việt Nam. Dưới đây là bảng so sánh tóm tắt Temu & Shopee mà bạn có thể tham khảo:
Tiêu chí |
Temu |
Shopee |
Công ty chủ thể |
PDD Holdings |
Sea Group |
Thị trường |
Thị trường Châu Âu, quốc tế và toàn cầu. |
Khu vực Đông Nam Á, Đài Loan và quốc tế. |
Mô hình bán hàng |
B2C (Business to Consumer) |
C2C (Consumer to Consumer) & B2C (Business to Consumer) |
Chiến lược giá cả |
Giá rẻ, hàng hóa nhập trực tiếp từ nhà sản xuất |
Giá đa dạng, phụ thuộc vào nhà cung cấp. |
Nguồn hàng |
Nhà cung cấp quốc tế, chủ yếu là Trung Quốc |
Nhà cung cấp trong và ngoài nước |
Chiến lược giá cả |
|
|
Khuyến mãi |
|
|
Thanh toán |
Sử dụng thẻ Visa để thanh toán quốc tế |
Đa dạng thanh toán cả quốc tế và nội địa |
Vận chuyển |
Chi phí thấp hoặc miễn phí vận chuyển đối với hàng quốc tế |
Vận chuyển nhanh trong khu vực Đông Nam Á. |
Thời gian giao hàng |
Phụ thuộc vào đơn vị vận chuyển quốc tế |
Giao nhanh, đặc biệt khu vực trong nước |
Tiện ích bổ sung |
Chỉ tập trung vào bán hàng |
Tích hợp đa dạng các tính năng như Shopee Live, Shopee Games,.. |
Affiliate Marketing |
Mạng lưới Affiliate Marketing mạnh |
Kết hợp chương trình Affiliate Marketing với KOLs |
Trải nghiệm người dùng |
|
|
Đối tượng người dùng |
Người mua toàn cầu với nhu cầu mua các sản phẩm phân khúc bình dân. |
Người mua trong nước và quốc tế. |
>>>> BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ:
- Temu là gì? Cách tạo tài khoản mua hàng trên Temu
- Cách đăng ký bán hàng trên Temu kiếm tiền cực dễ
2. 5+ điểm khác biệt nhất định phải biết về Temu và Shopee
Để hiểu rõ hơn về 2 sàn thương mại điện tử Temu và Shopee, dưới đây là 5 điểm khác biệt nhất định bạn phải biết. Những yếu tố này không chỉ ảnh hưởng đến trải nghiệm mua sắm của người tiêu dùng mà còn quyết định chiến lược kinh doanh của các nhà bán hàng trên từng nền tảng.
2.1 Quy mô và phạm vi thị trường
Theo báo cáo của KrASIA, Temu đang có sự phát triển vượt bậc trên quy mô toàn cầu, với tổng giá trị giao dịch đạt đến 20 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm nay. Đến nay, nền tảng đã có mặt tại hơn 70 quốc gia và liên tục dẫn đầu với 152 triệu người sử dụng tại Mỹ và các nước trên thế giới.
Đối với Shopee, hiện tại nền tảng đã dẫn đầu về lượt truy cập trên website với 89 triệu lượt xem mỗi tháng. Theo iPrice, tổng lượt truy cập của Lazada và Tiki cộng lại chỉ bằng một nửa so với Shopee. Tính đến năm 2022, Shopee đã có hơn 180 triệu tài khoản hoạt động, hơn 7.000 thương hiệu, nhà phân phối và có mặt tại 7 quốc gia trong khu vực Đông Nam Á.
>>>> BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ: Hướng dẫn cách nhận hàng Temu miễn phí chi tiết, đơn giản
2.2 Đối tượng người dùng và trải nghiệm sử dụng
Cả Temu và Shopee đều nhắm đến đối tượng người dùng đa dạng, nhưng chủ yếu tập trung vào nhóm tuổi trẻ từ 16 đến 35. Điểm khác biệt của Temu là cho phép trẻ em có thể tạo tài khoản và mua sắm trực tiếp trên nền tảng. Sự linh hoạt này giúp Temu thu hút được một lượng khách hàng đông đảo hơn, mở ra nhiều cơ hội phát triển cho nền tảng trong tương lai.
Tuy nhiên, về trải nghiệm sử dụng, Shopee chiếm ưu thế hơn nhờ giao diện thân thiện, trực quan và được sắp xếp hợp lý bất kỳ ai cũng có thể sử dụng. Trong khi đó, giao diện của Temu được đánh giá như một mớ hỗn độn cùng các dòng chữ đan xen, hình ảnh và sản phẩm chồng lên nhau đem đến trải nghiệm không tốt cho người dùng.
2.3 Chất lượng sản phẩm
Chất lượng sản phẩm trên Temu thường không được đánh giá cao do thiếu cửa hàng chính hãng, khiến người tiêu dùng lo ngại về chất lượng. Hơn nữa, nhiều sản phẩm có giá rẻ nhưng không được đảm bảo về nguồn gốc.
Trong khi đó, Shopee hợp tác với các thương hiệu và nhà cung cấp uy tín, tạo ra nhiều gian hàng chính hãng, giúp người tiêu dùng yên tâm hơn khi mua sắm. Mặc dù Shopee cũng có những sản phẩm từ người bán nhỏ lẻ, nhưng hệ thống đánh giá và phản hồi giúp khách hàng dễ dàng chọn lựa sản phẩm chất lượng hơn.
2.4 Tiếp thị liên kết Affiliate và các tính năng bổ sung
Đối với hình thức tiếp thị liên kết Affiliate và các tính năng bổ trợ của Temu và Shopee có sự khác biệt như sau:
Ban đầu, Shopee không đặt nặng việc sử dụng tiếp thị liên kết (Affiliate), chỉ trong khoảng hai năm gần đây mới bắt đầu đẩy mạnh hình thức quảng bá này. Thay vào đó, Shopee chủ yếu tập trung vào livestream bán hàng. Họ mời những người có tầm ảnh hưởng lớn để quảng cáo và phát trực tiếp, nhằm thu hút khách hàng mua sắm trên nền tảng.
Khác biệt hoàn toàn, Temu đã tận dụng triệt để tiếp thị liên kết ngay từ khi bước chân vào thị trường Việt Nam. Nền tảng này không ngần ngại chi 30% tiền thưởng cho người giới thiệu mới, đây được xem là mức hoa hồng cao nhất so với các sàn thương mại điện tử khác. Từ đó, Temu có thể nhanh chóng quảng bá thương hiệu rộng rãi thông qua các trang mạng xã hội.
>>>> CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: 8 cách kiếm tiền từ Temu Affiliate đơn giản và mới nhất 2024
2.5 Thanh toán, giao hàng và chính sách bảo hành
Đối với chính sách giao hàng và bảo hành của Temu và Shopee có sự khác nhau rõ rệt như sau:
Temu thu hút người dùng với giá cả cạnh tranh, miễn phí vận chuyển, và chính sách hoàn trả trong 90 ngày, đồng thời thường xuyên có các chương trình khuyến mãi. Tuy nhiên, cách thanh toán trên Temu hiện chỉ hỗ trợ thanh toán qua thẻ tín dụng và Apple Pay, chưa đáp ứng được 80% nhu cầu thanh toán bằng tiền tại Việt Nam. Ngoài ra, việc phụ thuộc vào các đơn vị vận chuyển trung gian khiến thời gian giao hàng và đổi trả kéo dài hơn.
Shopee hỗ trợ đa dạng phương thức thanh toán, bao gồm COD, thẻ tín dụng và ví điện tử, phù hợp với nhu cầu người Việt. Với hệ thống logistics mạnh, Shopee có thời gian giao hàng nhanh hơn, đặc biệt là với các đơn nội địa và từ Trung Quốc. Chính sách hoàn trả, bảo hành của Shopee cũng dễ dàng và thuận tiện hơn cho khách hàng sử dụng và trải nghiệm.
>>>> XEM THÊM: Temu có ship về Việt Nam không? Chính sách vận chuyển Temu
2.6 Quy mô vốn hóa và định giá
Về quy mô vốn hóa và định giá, Temu thuộc sở hữu của tập đoàn lớn PDD Holdings từ Trung Quốc, với giá trị khoảng 100 tỷ USD. Trong khi đó, Shopee là một nhánh của tập đoàn Sea Group có trụ sở tại Singapore, có vốn hóa thị trường khoảng 25-30 tỷ USD tính đến năm 2023. Khi so sánh Temu và Shopee trên phương diện này, có thể thấy Temu có quy mô tài chính và tiềm lực lớn hơn hẳn Shopee trong ngành thương mại điện tử.
Như vậy, mỗi thương hiệu đều sở hữu những thế mạnh riêng, phù hợp với từng phân khúc khách hàng và chiến lược phát triển cụ thể. Hy vọng thông qua những thông tin chúng tôi so sánh giữa Temu và Shopee giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về hai “ông lớn” trong ngành thương mại điện tử này. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ với Hidemyacc để được hỗ trợ nhanh chóng và đừng quên theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm những thông tin hữu ích bạn nhé!
>>>> XEM NGAY: