WebRTC là một công cụ cho phép người dùng tương tác và trò chuyện trực tiếp trên website mà không cần phần mềm trung gian. Được phát triển bởi Ericsson và Google dựa trên JavaScript và C++, WebRTC trở thành một công cụ mạnh mẽ được ứng dụng nhiều trong giới lập trình hiện nay. Hãy cùng Hidemyacc khám phá thêm về công nghệ đột phá này trong bài viết dưới đây!
1. WebRTC là gì?
WebRTC là chữ viết tắt của Web Real-Time Communication, một tập hợp các hàm lập trình (web API) do World Wide Web Consortium (W3C) phát triển. Công cụ này cho phép các trình duyệt giao tiếp với nhau theo thời gian thực qua video, âm thanh hay truyền tải dữ liệu “Peer-to-Peer” (P2P) mà không cần phải cài đặt thêm plugins hoặc một phần mềm hỗ trợ khác.
Với WebRTC, bạn có thể thực hiện cuộc gọi video ngay trong trình duyệt mà không cần tạo tài khoản. Ngoài ra, công cụ này còn được sử dụng để phát triển game chơi trực tiếp trên trình duyệt cũng như nhiều ứng dụng khác.
>>>> THAM KHẢO THÊM: Web Scraping là gì? 4 điều cần biết về Web Scraping
2. Cách thức hoạt động của WebRTC
WebRTC có cách thức hoạt động như sau: Thiết bị của bạn -> Máy chủ STUN -> Kênh liên lạc ngang hàng -> Thiết bị của người nhận. Cụ thể:
Khi bạn bắt đầu cuộc gọi video hoặc âm thanh qua WebRTC, ứng dụng sẽ kết nối với tất cả thiết bị tham gia vào cuộc gọi. Nhưng trước khi làm điều đó, ứng dụng cần vượt qua tường lửa và NAT. Chúng hoạt động bằng cách cài đặt địa chỉ IP công khai cho máy tính của bạn. Địa chỉ này được phát ra bên ngoài và che giấu địa chỉ IP riêng của bạn.
Máy tính của bạn chỉ biết địa chỉ IP riêng. Do đó, ứng dụng WebRTC sẽ liên hệ với máy chủ STUN (Session Traversal Utilities for NAT) để lấy địa chỉ IP công khai của bạn. Tiếp đó, ứng dụng tiến hành truy xuất IP công khai của các thiết bị khác sẽ tham gia kết nối với cuộc gọi. Đến khi biết tất cả địa chỉ IP cần thiết, ứng dụng sẽ xây dựng một danh sách cấu hình kết nối tiềm năng và chọn lựa cấu hình tối ưu nhất cho cuộc gọi của bạn.
3. Lợi ích mà WebRTC đem lại cho doanh nghiệp
WebRTC được tạo ra để giúp các nhà phát triển dễ dàng hơn trong việc xây dựng các ứng dụng giao tiếp thời gian thực với chất lượng cao. Sau đây là một vài lợi ích cụ thể mà công cụ này có thể mang đến cho doanh nghiệp như:
-
Cải thiện chất lượng âm thanh: WebRTC tự động khử tiếng vang, giảm tiếng ồn và điều chỉnh độ nhạy micro, giúp các cuộc gọi trở nên rõ ràng hơn so với những công nghệ kết nối khác. Ngoài ra, WebRTC còn sử dụng codec âm thanh và video hiện đại để đảm bảo chất lượng cuộc gọi tốt, ngay cả khi kết nối Internet bị chậm.
-
Giảm độ trễ: Công cụ cho phép truyền dữ liệu trực tiếp giữa các thiết bị mà không cần qua máy chủ trung gian, giúp giảm độ trễ và tăng tốc độ truyền tải.
-
Công nghệ nguồn mở: Mã nguồn mở của WebRTC được cộng đồng đánh giá nhanh và kiểm soát chất lượng chặt chẽ.
-
Đơn giản hóa triển khai: Mặc dù công cụ này được xây dựng trên kiến trúc C++, nhưng nó có tích hợp sẵn lớp API Javascript giúp các nhà phát triển dễ dàng triển khai các giải pháp WebRTC mà không cần viết nhiều mã phức tạp.
-
Khả năng tương thích cao: Vì là mã nguồn mở, WebRTC được hỗ trợ trên tất cả các hệ điều hành chính cho cả máy tính và di động. WebRTC cũng hoạt động tốt trong mọi giao diện HTML5 hoặc WebSocket, nên có thể chạy trên hầu hết các trình duyệt.
-
Không yêu cầu plugin: Hầu hết các trình duyệt hỗ trợ WebRTC không yêu cầu cài thêm plugin. Trong khi đó, các công nghệ giao tiếp thời gian thực khác lại yêu cầu người dùng cài đặt plugin để thực hiện cuộc gọi qua trình duyệt, điều này làm giảm trải nghiệm của người dùng.
-
Bảo mật và ổn định: Công cụ này được bảo vệ bằng các tiêu chuẩn mã hóa bắt buộc như TLS và SRTP, đảm bảo rằng mọi dữ liệu gửi qua kết nối ngang hàng đều được mã hóa từ đầu đến cuối.
-
Tối ưu chi phí: Vì không cần sử dụng các dịch vụ trung gian như nhà cung cấp VoIP nên công cụ này có thể giúp tiết kiệm chi phí.
4. Ứng dụng của WebRTC
Dưới đây là những loại ứng dụng mà bạn có thể phát triển bằng WebRTC:
-
Video Chat: Tạo cuộc gọi video trực tiếp 1:1 hoặc gọi nhóm như Skype, Google Meet, Zoom.
-
Audio Chat: Tiến hành các cuộc gọi âm thanh qua Internet như Google Voice, VoIP.
-
Truyền hình trực tiếp: Phát sóng trực tiếp các sự kiện, hội nghị trên YouTube và Facebook Live.
-
Chia sẻ màn hình: Hỗ trợ điều khiển kỹ thuật từ xa, thuyết trình.
-
Học trực tuyến: Hỗ trợ lớp học ảo, dạy kèm trực tuyến với âm thanh và video thời gian thực, chia sẻ tài liệu.
-
Chơi Game Nhiều Người Chơi: Truyền tải dữ liệu về game giữa các người chơi.
-
Hệ Thống Giám Sát An Ninh: Camera an ninh và giám sát từ xa.
>>>> XEM THÊM: Chế độ ẩn danh Chrome Incognito là gì?
5. Ưu nhược điểm của WebRTC
Mặc dù là một công nghệ tiên tiến sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội song WebRTC vẫn tồn tại những nhược điểm nhất định. Cụ thể như sau:
Ưu điểm |
Nhược điểm |
|
|
6. Cách thay đổi WebRTC bằng trình duyệt Hidemyacc
Đối với những ai làm MMO và đang quản lý đa tài khoản, việc rò rỉ WebRTC đồng nghĩa với việc website có thể biết địa chỉ IP thật dù bạn đã sử dụng proxy. Các trang như Google, Facebook, Amazon, Etsy, Ebay có thể phát hiện bạn qua WebRTC và các yếu tố khác, được gọi là dấu vân tay trình duyệt. Nếu không may WebRTC của bạn bị liệt vào danh sách đen, tài khoản của bạn có thể bị đình chỉ, ảnh hưởng đến hoạt động kiếm tiền của bạn.
Khi tạo mới profile trên Hidemyacc, địa chỉ IP của WebRTC sẽ được tự động điều chỉnh dựa trên địa chỉ IP đầu tiên của proxy mà bạn đang dùng. Khi đó, tab WebRTC sẽ hiển thị để người dùng có thể chọn alter, disable hoặc real. Bạn nên cân nhắc nên bật hay tắt WebRTC trong các trường hợp như:
-
Với proxy tĩnh, bạn nên chọn cài đặt mặc định Alter (đã thay đổi), trong đó IP WebRTC sẽ trùng khớp với IP Proxy hoặc bạn có thể nhập IP khác để WebRTC sử dụng.
-
Với proxy luân phiên, bạn nên chọn chế độ Disable (tắt) WebRTC để bảo vệ tài khoản của mình, bởi địa chỉ IP mà WebRTC thu thập sau địa chỉ ban đầu sẽ không trùng khớp.
-
Với chế độ Real (thực), WebRTC sẽ tự động sử dụng địa chỉ IP của địa chỉ IP thực mà bạn hiện đang sử dụng.
Ngoài ra, trình duyệt chống phát hiện Hidemyacc còn có nhiều tính năng ưu việt khác như thay đổi bộ thông số Browser Fingerprint, quản lý Proxy, quản lý Cookie, dấu trang và tiện ích mở rộng, xác thực hai yếu tố (2FA), Magic Link và tự động hoá…
Tóm lại, WebRTC có thể được sử dụng với nhiều mục đích từ việc truyền video, âm thanh đến dữ liệu theo thời gian thực giữa các thiết bị mà không cần server trung gian. Đây quả thật là một trợ thủ đắc lực cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, với MMOer, việc thay đổi WebRTC để ẩn danh và bảo mật thông tin là điều bắt buộc. Do đó, hãy tải xuống trình duyệt Hidemyacc ngay và tận hưởng những tính năng tuyệt vời mà trình duyệt ẩn danh này mang lại nhé!
>>>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN: