Home / Blog /Cấu trúc địa chỉ IP là gì? Phân loại và cách kiểm tra IP chi tiết

Cấu trúc địa chỉ IP là gì? Phân loại và cách kiểm tra IP chi tiết

IP là thuật ngữ phổ biến với những ai tiếp xúc nhiều với tin học và công nghệ. Nhưng lại có rất ít người hiểu về cấu trúc địa chỉ IP và các loại IP thường dùng. Cùng tìm hiểu kiến thức về IP qua bài viết dưới đây của Antidetect Browser Hidemyacc nhé.

1. Thế nào là địa chỉ IP?

IP (Internet Protocol) là một giao thức trên Internet. Mỗi thiết bị điện tử như điện thoại, PC, laptop,...khi truy cập vào mạng sẽ có một địa chỉ IP riêng biệt để nhận diện. Vì thế, mỗi địa chỉ IP không trùng lặp với bất kỳ địa chỉ IP nào khác. 

cấu trúc địa chỉ IP
Địa chỉ IP cho phép các thiết bị truy cập vào Internet

2. Cấu trúc địa chỉ IP

Cấu trúc địa chỉ IP là một dải nhị phân dài 32 bit và chia thành 4 bộ 8 bit, được gọi là Octet. Các Octet này gồm netid để xác định mạng mà thiết bị kết nối và host id để xác định thiết bị của mạng đó.

Thông thường, người ta viết lại địa chỉ IP bằng 4 số thập phân cách nhau bởi dấu chấm.

2.1. Subnet mask

Subnet mask giúp chúng ta nhận biết được bit thuộc phần netid hay host id. Mỗi Subnet mask đều có một địa chỉ IP và có cấu trúc giống địa chỉ IP.

Subnet mask gồm các bits 1 và bits 0, Subnet mask có bao nhiêu bit thì có bấy nhiêu netid tương ứng ở địa chỉ IP.

cấu trúc địa chỉ IP
Subnet mask giúp bạn phân biệt được netid và host id

Địa chỉ IP thuộc mạng khác nhau có thể sử dụng subnet mask khác nhau. Do đó, ta chỉ cần lấy ID AND và subnet mask tương ứng để xác định địa chỉ IP thuộc mạng nào.

2.2. Các lớp địa chỉ IP

Địa chỉ IP được cấu thành bộ 4 số, mỗi số được ngăn cách nhau bằng dấu chấm và phân thành 5 lớp dưới đây:

Lớp A

Cấu trúc địa chỉ IP lớp A gồm các Octet đầu tiên có giá trị từ 1 đến 126. Lớp A thường được dùng cho các tổ chức riêng trên thế giới. Do đó, nó sẽ bắt đầu từ 1.0.0.1 đến 126.0.0.0.

Lớp B

Cấu trúc địa chỉ của IP lớp B gồm các Octet đầu tiên có giá trị từ 128 đến 191. Lớp B thường được dùng cho các tổ chức tầm trung. Như vậy, lớp B có địa chỉ bắt đầu từ 128.1.0.0 đến 191.254.0.0/

Lớp C

Cấu trúc địa chỉ của IP lớp C gồm các Octet đầu tiên có giá trị từ 192 đến 223. Lớp C thường được dùng cho các tổ chức nhỏ, có thể là máy tính cá nhân. Địa chỉ lớp C bắt đầu từ 192.0.1.0 đến 223.255.254.0.

Lớp D

Cấu trúc địa chỉ lớp D gồm các Octet đầu tiên có giá trị từ 224 đến 239. Lớp D có 4 bit đầu luôn là 1110, thường được dùng để phát hành thông tin. Lớp D có địa chỉ IP bắt đầu từ 224.0.0.0 đến 239.255.255.255.

Lớp E

Cấu trúc địa chỉ lớp E gồm các Octet đầu tiên có giá trị từ 240 đến 255. Lớp E có 4 bit đầu luôn là 1111, thường được dùng cho việc nghiên cứu. Địa chỉ IP của lớp E bắt đầu từ 240.0.0.0 đến 254.255.255.255. 

>>>> ĐỪNG BỎ LỠ: Cách kết nối 2 máy tính qua địa chỉ IP chi tiết, đơn giản

3. Phân loại địa chỉ IP phổ biến

Địa chỉ IP được phân loại để sử dụng với các phương thức khác nhau. Dưới đây là một số loại IP phổ biến:

  • Địa chỉ IP Public: là loại địa chỉ IP dùng cho công cộng cho phép tất cả các thiết bị kết nối Internet. Loại này thường được nhà dịch vụ ISP cung cấp, thường không thay đổi địa chỉ.
  • Địa chỉ IP Private: là loại địa chỉ riêng dùng để phân biệt thiết bị trong một mạng LAN. Một IP chỉ có một thiết bị được sử dụng nên bộ định tuyến Router sẽ giúp phân biệt địa chỉ cho thiết bị.
  • Địa chỉ IP Static: là loại địa chỉ có cấu hình cố định, không đổi theo thời gian. Nó được sử dụng cho thiết bị hoặc máy chủ cần có địa chỉ cố định. Static IP cho phép người dùng điều khiển từ xa trên Internet và chứa các thông tin về thiết bị.
  • Địa chỉ IP Dynamic: là loại địa chỉ động nên địa chỉ IP thay đổi theo thời gian. Ngoài ra, nó còn được phát tự động bởi DHCP server, thường dùng cho thiết bị nội bộ hoặc cá nhân tới Internet.

4. Phân loại IP dựa trên công thức truyền dữ liệu

Cấu trúc địa chỉ IP được chia làm 3 loại khác nhau tùy vào các công thức truyền dữ liệu. 

4.1. IP Unicast

Đây là địa chỉ của một thiết bị, dùng trong ứng dụng truyền dẫn giữa 2 thiết bị 1-1 với nhau. IP Unicast được sử dụng phổ biến bởi nó có thể gửi và nhận dữ liệu. Loại này được tích hợp sẵn cho IPv4 và IPv6.

cấu trúc địa chỉ IP
Máy A dùng IP Unicast của máy B để truyền dữ liệu

4.2. IP Multicast

IP Multicast được dùng nhiều ở các ứng dụng truyền dẫn từ 1 đến nhiều, nghĩa là một thiết bị gửi cho nhiều thiết bị khác nhau. Tin nhắn sẽ được gửi đến địa chỉ nhóm. 

Bộ định tuyến chuyển tiếp các bản sao của gói có cổng máy chủ đã đăng ký địa chỉ. Chỉ có máy chủ cần nhận tin nhắn mới có thông tin, còn lại thì mạng LAN sẽ xoá bỏ.

cấu trúc địa chỉ IP
R1 gửi gói thông tin multicast, R2 sẽ nhận thông tin và đọc

4.3. IP Broadcast

IP Broadcast được dùng khi một thiết bị gửi thông tin đến tất cả các thiết bị cùng vùng quảng bá. Địa chỉ IP sẽ có các bit của máy chủ. 

cấu trúc địa chỉ IP
R1 gửi thông tin cho các thiết bị, máy chủ A và B sẽ nhận và xử lý thông tin

>>>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN: IPv4 là gì? Tất tần tật thông tin về Ipv4 nhất định phải biết

5. Cách kiểm tra địa chỉ IP

Một máy tính cần được xác định qua địa chỉ IP nội bộ và IP công cộng. Dưới đây là một số cách kiểm tra địa chỉ IP:

5.1. Cách kiểm tra địa chỉ IP nội bộ

Cách 1:

  • Bước 1: Mở Control Panel trên Start Menu.

  • Bước 2: Truy cập vào View network status and tasks.

  • Bước 3: Bấm vào phần mạng hiện tại đang sử dụng, click Detail.

  • Bước 4: Lưu ý IPv4 Address vì đây là địa chỉ nội bộ trong hệ thống.

Cách 2:

  • Bước 1: Chọn tổ hợp W + R để mở Run. Nhập CMD.

  • Bước 2: Nhập lệnh “ipconfig” để tra cứu IP. Lưu ý dòng IPv4 Address.

5.2. Cách kiểm tra địa chỉ IP Public

Hiện nay, có rất nhiều phần mềm giúp bạn kiểm tra cấu trúc địa chỉ IP Public hiệu quả và nhanh chóng. Bạn có thể truy cập vào trang web https://www.whatismyip.com/ để tra cứu. Bên cạnh đó, hệ thống còn cho bạn biết vị trí đang đứng trên bản đồ cũng như nhà cung cấp là ai?

6. Cách ẩn địa chỉ IP với Proxy

Proxy được biết đến là máy chủ trung gian giúp người dùng che giấu địa chỉ IP thực của mình. Đối với người làm MMO, việc sử dụng Proxy để hỗ trợ tạo và quản lý đa tài khoản là một phương pháp phổ biến và hiệu quả. 

Nếu cần thay đổi địa chỉ IP để tăng khả năng bảo mật và truy cập vào các website bị chặn, bạn có thể sử dụng Proxy Server kết hợp với phần mềm tránh phát hiện Hidemyacc. Với sự hỗ trợ của Hidemyacc, bạn có thể truy cập và quản lý nhiều tài khoản khác nhau. Phần mềm sẽ cho phép bạn thay đổi các thông số như địa chỉ IP, trình duyệt, hệ điều hành quản lý trực tuyến,...cùng hơn 15 thông số khác để tránh bị website phát hiện. 

cấu trúc địa chỉ IP
Sử dụng Proxy của công cụ Hidemyacc để nâng cao độ bảo mật cho địa chỉ IP

Mong rằng bài viết trên giúp bạn hiểu rõ hơn về cấu trúc địa chỉ IP cũng như các loại địa chỉ IP phổ biến. Ngoài ra, với sự hỗ trợ của Hidemyacc, việc thay đổi địa chỉ IP và quản lý đa tài khoản MMO trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Hidemyacc cho phép người dùng sử dụng MIỄN PHÍ các tiện ích trong vòng 7 ngày nhằm nâng cao trải nghiệm của khách hàng. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.

>>>> BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ: 

Thông tin liên hệ: